Đền Bà Chúa Kho là một ngôi đền linh thiêng và mang nhiều nét kiến trúc đẹp nhất Việt Nam hiện nay, là điểm du lịch thu hút rất đông lượng khách trong và cả ngoài. Trong đền thờ Bà Chúa Kho là một người phụ nữ tài giỏi khéo léo trong việc tổ chức, sản xuất và dự trữ lương thực. Bà là người trông nom kho lương thực của quốc gia trong và sau chiến thắng quân Tống trên sông Như Nguyệt năm 1076.
Sau đó tương truyền rằng bà kết hôn với Vua nhà Lý thấy ruộng đất ở vùng Vũ Ninh, Cổ Mễ bị chiến tranh tàn phá nặng nề nên bà đã xin vua cho về làm việc tại đó. Sau một thời gian khai dân lập ấp vùng Cổ Mễ đã trở nên trù phú, nhân dân ấm no. Khi bà qua đời do không biết tên thật của bà nên nhân dân chỉ xây dựng đền thờ để ghi nhớ công ơn của bà. Chuyển sang các triều đại khác thì đền thờ bà được sắc phong là "Chủ khố linh tự".
Đến nay đền thờ của bà vẫn nằm trên đất làng Cổ Mễ xưa (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh), đền thờ bà được xây dựng đơn giản nhưng vẫn toát lên được sự cổ kính, linh thiêng rất thích hợp cho người dân tới đây cầu tiền, cầu vận trong dịp năm mới sắp tới.
Đền Thờ An Dương Vương tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội. Đền thờ đức An Dương Vương được xây dựng trên phần đất còn lại của loa thành khi xưa.
Nằm ngay trên bậc thềm lên cổng là 2 con rồng đá uy nguy uốn lượn. Bên ngoài cùng của đền Tam thiên đài tiếp đến là chính môn, liền kề với chính môn là một khoảng sân rộng với 2 cái giếng ở 2 bên. Tiếp đến là Trung môn nối liền với dinh Trung Hai bên dinh Trung là tả vũ, hữu vũ, phía trong là Đệ tam cung với một hành lang ngắn.
Qua Đệ tam cung là đến Trung điện và cuối cùng là Thượng điện trong điện thờ chính có 1 đôi ngựa, "bát bửu" tượng và tượng 2 thần hộ pháp, ở bên phải và bên trái là các La Hán. Hiện nay ở đền vẫn còn lưu giữ 8 tấm bia đá của các niên hiệu: Hoằng Đinh thứ 5 (tức năm 1605), Chính Hòa thứ 10 (tức năm 1689), Vĩnh Thịnh thứ 2 (tức năm 1706), Vĩnh Thịnh thứ 10 (tức năm 1714).
Sau "Nam Thiên đệ nhất động" Hương Tích thì Bích Động chính là "Nam Thiên đệ nhị động". Nằm trên đất Hoa Lư, Ninh Bình, Bích Động được xây dựng từ thời họ Lê với quy mô lớn. Chùa nằm trong một vùng cây cối um tùm với một màu xanh bao phủ.
Sang đời Cảnh Hưng chùa được mở rộng thêm 3 tầng là chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng. Đường vào chùa hạ là một cầu đá 3 nhịp. Cột thần và lan can của cầu cũng được bao phủ bằng đá. Mái chùa được lợp một lớp ngói mũi hài to bản. Hai bên chùa là tô giác vũ phương đình nằm ở phía trước sân gạch rộng. Đi lên trên bên trái là chùa Trung nằm ở ngay sát cửa động. Trong chùa hiện còn tấm bia "Bích Sơn thiền tự bi" dựng thời Lê Dụ Tông và một tấm bia thời cảnh dương được vào sườn núi.
Đường lên chùa thượng sẽ đi qua một hang đá và bạn sẽ chiêm ngưỡng được quả chuông cổ đúc từ đời Lê Thái Tổ và tượng Phật được đúc bằng đồng. Với không gian thoáng đãng, mát mẻ với nhiều cây xanh giúp bạn sẽ hòa nhịp cầu với thiên nhiên ở nơi yên tĩnh. Chắc chắn sẽ đem lại cho du khách những cảm giác thoải mái nhất.
Chùa Bút Tháp được xây dựng ở thời vua Trần Thánh Tông (1258 - 1278) khi hòa thượng Huyền Quang đến tu tại chùa. Chùa nằm ở phía Tây thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. Trong chùa có tháp Cửu phẩm Liên hoa cao 9 tầng được trang trí giống hình hoa sen và sơn son thiếp vàng rất đẹp.
Bên ngoài chùa có tháp chuông và một tòa tháp bằng đá cao 13m. Bên trong tháp có tượng thờ Chuyết Chuyết thiền sư. Tháp Tôn Đức của chùa được xây dựng vào năm 1660. Tháp cao hơn 10m và có tượng thờ thiền sư Minh Hành. Đặc biệt trong chùa còn có tượng Phật bà nghìn mắt nghìn tay được xếp vào hàng "Tây Thiên động độ Việt Nam lai lịch tổ ".
Với sự nguy nga, tráng lệ của mình thì chùa Bút Tháp được xếp vào hàng di tích lịch sử văn hóa và rất đáng để mọi người tới đó tham quan và chiêm ngưỡng vẻ đẹp của nó.
Chu Văn An người thầy giáo mẫu mực nhất lịch sử Việt Nam, người đã có công dìu dắt bao bậc hiền tài, đức độ, có công lớn với đất nước. Chính vì vậy từ xưa nhân dân và các triều đình đã xây dựng và tu sửa ngôi đền để thờ người thầy giáo vĩ đại của dân tộc.
Đền Thờ Chu Văn An nằm trên vùng đất trước đây là trường học của ông - vùng Huỳnh Cung (nay thuộc Thanh Trì, Hà Nội). Sau các năm 1717-1774 được các triều đình tu sửa và mở rộng đến năm 1850, Chu Văn An được vua Tự Đức truy phong là thượng đẳng quý thần.
Tuy nhiên trong khoảng 9 năm chống thực dân Pháp xâm lược ngôi đền bị phá hủy chỉ còn lại nền móng, một cột trụ và rùa đá, bia đá cùng cuốn thần tích được lập từ thời Lê Hồng Đức. Hiện nay đền đã được nhân dân xây dựng lại để có thể xứng với tên tuổi của thầy, đây cũng là nơi thích hợp nhất để các sĩ tử hay các bạn học sinh có thể cùng bạn bè đến dâng lễ xin chữ trong dịp năm mới.
Nhắc tới chùa Cổ Lễ (chùa Thần Quang) có lẽ không người dân nào là không biết tới bởi đây là một trong những thắng cảnh - di tích lịch sử văn hóa bậc nhất Đồng bằng sông Hồng. Cũng giống như các ngôi chùa khác thì chùa Cổ Lễ thờ Phật, ngoài ra còn có thiền sư Nguyễn Minh Không và hai danh sĩ là Đào Sư Mỗ và Đào Toàn Mỗ.
Kiến trúc chùa như bức tranh hài hòa với sông nước uốn quanh, nhịp cầu cong cong, hồ nước và cây cối tươi xanh khắp bốn mùa. Đặc biệt chùa là sự kết hợp của kiến trúc cổ truyền và kiến trúc Châu Âu. Ngay trước cửa chùa là tháp Cửu liên hoa cao 12 tầng với lối kiến trúc được coi là độc đáo nhất trong các tháp của Việt Nam, trên lưng tháp có 1 con rùa hướng vào chùa. Từ tháp đi qua nhịp cầu sẽ tới Phật giáo hội quán. Đây là quần thể kiến trúc có mái vòm cao, các nóc mái đều có đầu đao cong và hổ phù. Bên trái hội quán là dãy nhà ba gian thờ Hưng đạo đại vương và 2 vị đại khoa Sư Mỗ và Toàn Mỗ. Phía trước là gian nhà thờ Bà Chúa Liễu Hạnh. Thượng điện được nối tiếp đó, ngay giữa sân chùa có quả chuông nặng 9 tấn.
Chùa Cổ Lễ xứng đáng là một điểm du lịch tâm linh lý tưởng cho tất cả mọi người, ở đây mọi người có thể khám phá tham quan vẻ đẹp kiến trúc cũng như tham gia các lễ hội của chùa.
Đền Cửa Ông được xây dựng trên một ngọn núi thấp bên bờ vịnh Bái Tử Long thuộc phường Cửa Ông, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh.
Trước đây đền có tên là miếu Hoàng Cần - một vị danh tướng có công giặc ngoại xâm. Sau đó đền tiếp tục được đổi tên 2 lần. Cuối cùng khi nhân dân đưa Trần Quốc Tảng - con trai thứ 3 của Trần Quốc Tuấn vào thờ thì đền được đổi thành đền Cửa Ông.
Trước đây đền gồm cả đền thượng, đền trung, đền hạ. Nhưng do chiến tranh tàn phá nên chỉ còn lại đền thượng. Tuy nhiên đền vẫn giữ được nhiều nét cổ kính với nền kiến trúc độc đáo. Trong đền còn lưu giữ rất nhiều tượng phật quý hiếm và là một nơi du lịch thu hút nhiều khách du lịch tới tham quan.
Chùa Dâu là một trong trung tâm truyền giáo đạo Phật lớn nhất nước ta thích hợp cho những người sùng bái đạo Phật tới đây để tìm sự an nhàn. Khi xưa năm 580 Tini da Lưu Chi đã từng đến đây truyền đạo.
Ở chùa vẫn còn lưu giữ nhiều dấu tích kiến trúc cổ trong đó một toàn gác chuông ba tầng được xây bằng gạch. Chùa được xây dựng từ thời Sỹ Nhiếp thế kỉ thứ II và được đặt tại trung tâm Phật giáo Luy Lâu. Sang đời Mạc Đĩnh Chi chùa được tu sửa thành 100 gian và xây thêm tháp 9 tầng, cầu 9 nhịp. Hiện chùa nằm ở làng Dâu, xã Hạnh Phúc, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa thờ tượng Pháp Vân.
Hằng năm chùa đón một lượng khách du lịch rất lớn. Chính vì vậy đây chính là nơi thích hợp cho những người sùng bái đạo Phật tới tham quan trong dịp Tết sắp tới.
Nhắc tới Khu Di Tích Hùng Vương - Phú Thọ thì chắc chắn quá quen thuộc với người dân Việt Nam trong những dịp Tết nơi đây luôn đón chờ một lượng khách vô cùng lớn về thăm.
Toàn bộ khu di tích tập trung chủ yếu ở vùng núi Hi Cương thuộc Cổ Tích, xã Hi Chương, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ. Khu di tích vẫn còn lưu giữ nhiều công trình có giá trị:
- Đền Giếng: Nằm ở chân núi Hi Cương và là nơi thờ 2 nàng công chúa Ngọc Hoa và Tiên Dung. Tương truyền khi xưa Giếng Ngọc là nơi 2 nàng công chúa rửa mặt và soi bóng ở đây.
- Chùa: Chùa nằm ở phía dưới chân núi, giữ được nhiều nét kiến trúc cuối Lê đầu Nguyễn. Trong chùa vẫn còn nhiều cổ vật quý như gác chuông, tấm bia đá gắn trên tường...
- Lăng Hùng Vương: Lăng là nơi cao nhất trên đỉnh núi, lăng có quy mô nhỏ và có hình dáng như một ngôi mộ cổ.
- Đền thượng: Đền được xây dựng để thờ Thánh Gióng và cũng nằm trên núi Hi Cương nhưng sau này thì đã thay đổi đưa Hùng Vương vào thờ.
Hằng năm vào ngày 10 - 3 âm lịch là ngày khai hội, người dân cả nước nô nức hành hương về đền để nhớ ơn Quốc Tổ.
Khu Di Tích Thắng Cảnh Hương Sơn gồm rất nhiều những ngôi chùa cổ kính thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, tỉnh Hà Tây. Khu Di Tích kéo dài từ bến đò Yến Vĩ đến bến Thiên Trù và gồm một số chùa được xây dựng theo lối kiến trúc Phật Giáo.
Khu Di Tích Thắng Cảnh Hương Sơn bao gồm các đền, chùa, động.
- Đền Trình: nơi đầu tiên mọi du khách phải ghé qua để trình lễ với Sơn Thần.
- Chùa Thiên Trù: cái tên được đặt từ thời Lê Thánh Tông. Xưa kia chùa được xây dựng khá công phu và đồ sộ với hơn 100 nóc. Hiện nay, tại khu vực chùa vẫn còn lưu giữ 2 bảo vật là Thiên Thủy Tháp và Viên Công Bảo Tháp.
- Chùa Tiên Sơn: được xây dựng vào thời Chính Hòa thứ 7 trên núi Tiên Sơn và nằm trong một động đá rất đẹp. Hiện nay trong động Tiên Sơn vẫn còn lưu giữ bút tích của chúa Trịnh Sâm và 5 pho tượng đá trắng. Trên vách động còn rất nhiều nhũ đá và phía sau chùa là một tượng voi đá.
- Chùa Giải Oan: có niên đại cùng với chùa Tiên Sơn. Trong chùa có giếng Giải Oan trong và mát. Theo tương truyền đây là giếng mà Đức Phật Bà Quan Âm tắm tẩy sạch bụi trần.
- Đền Cửa Võng: Đền Thờ Bà chúa Thượng ngàn - người cai quản toàn vùng rừng núi Hương Sơn.
- Động Hương Tích: là toàn bộ khu di tích được mệnh danh là "Nam Thiên đệ nhất động". Hình dáng của động như miệng con rồng đang há to. Trên vách động có toàn cửu Long bằng nhũ đá và tượng Phật Bà Quan Âm bằng đá xanh được tạc từ thời Tây Sơn.
Toàn thể khu di tích là sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp của tạo hóa, kiến trúc. Đây quả thực là một nơi đáng để đi trong những ngày đầu xuân năm mới để cầu sự bình an và tham quan, ngắm nhìn những cảnh đẹp hùng vĩ nơi đây.
Chùa Tây Phương không chỉ là một thắng cảnh được nhiều người biết đến mà còn là một trong những ngôi chùa đẹp nhất Việt Nam. Chùa được xây dựng lần đầu tiên vào đời Cao Biền (865 - 875). Sang đến niên hiệu Chính Hòa tiếp tục được trùng tu và cuối cùng là vào thời Tây Sơn chùa được xây dựng lại trên nền chùa cũ. Hiện nay, chùa thuộc núi Tây Phương, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây.
Chùa được xây dựng thành hình chữ tam với ba tòa mỗi tầng có 2 tòa, 8 mái và 8 đầu đao cong vút. Nội thất của chùa được chiếu sáng vì thềm của tòa nọ cách thềm của tòa kia tới 1,6m. Chùa có kiến trúc cổ đầy cổ kính nhưng toát lên vẻ đẹp của nghệ thuật thời xưa.
Hiện nay chùa Tây Phương còn lưu giữ nhiều di vật như 62 pho tượng phật trong đó có 18 vị phật tổ, chuông đồng đúc năm Bính Thân 1796 - tức năm Cảnh Thịnh thứ bốn bên trên có bài Minh do Phan Hữu Ích soạn. Nếu bạn là một người sùng bái đạo Phật và nền kiến trúc cổ thì chắc chắn không thể bỏ qua chùa Tây Phương.
Chùa Bái Đính (Ninh Bình) là một quần thể chùa lớn được biết đến với nhiều kỷ lục châu Á và Việt Nam được xác lập như: chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á, chùa có tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có tượng Di lặc bằng đồng lớn nhất Đông Nam Á… Có thể nói đây là ngôi chùa lớn nhất và sở hữu nhiều kỷ lục nhất ở Việt Nam.
Chùa Bái Đính là danh thắng tâm linh nằm trong quần thể khu du lịch sinh thái Bái Đính – Tràng An với bề dày lịch sử hơn 1000 năm tuổi gắn với vùng đất của nhiều triều đại phong kiến từ nhà Đinh, nhà Tiền Lê đến nhà Lý. Với vị trí đẹp trên sườn núi giữa những thung lũng mênh mông hồ và núi đá, ở cửa ngõ phía tây vào cố đô Hoa Lư lại ngay gần danh thắng Tràng An nổi tiếng mà chùa Bái Đính đã trở thành một địa điểm được nhiều người lựa chọn để lễ Phật, du xuân trong dịp Tết Nguyên Đán.
Khuôn viên chùa Bái Đính rất rộng, nếu hạn chế về thời gian bạn có thể đi xe điện lên chùa. Vé xe điện ở khu chùa Bái Đính 30.000/chiều. Để khám phá danh thắng Tràng An, bạn sẽ mất hơn 3 giờ đồng hồ đi đò. Thông thường mỗi đò chứa được khoảng từ 4 – 5 người. Giá vé đi đò là 150.000 đồng/người. Vào mùa cao điểm thường rất đông du khách đổ về đây tham quan, bởi vậy thường xảy ra tình trạng quá tải, chen lấn tại các điểm mua, soát vé và các bến thuyền. Bạn cần phải cảnh giác đề phòng trộm cắp, móc túi.
Chùa Yên Tử (Quảng Ninh) từ xưa đến nay vẫn luôn nổi tiếng là một trong những ngôi chùa linh thiêng nhất Việt Nam. Chính vì vậy mà hàng năm đặc biệt là vào dịp tết đến xuân về lại có hàng nghìn du khách khắp phương cùng hướng về Quảng Ninh, lên chùa Yên Tử dâng hương, lễ Phật để cầu mong bình an trong suốt một năm.
Trước đây hành trình hành hương đến với chùa Yên Tử là một hành trình khá gian nan nhưng rất thú vị. Hiện nay thì đã có thêm cáp treo để việc tham quan chùa dễ dàng hơn.
Hành trình viếng thăm Yên Tử bắt đầu ở chùa Trình, từ chùa Trình bạn sẽ đi bộ, leo núi trên đoạn đường dài khoảng 6 km đã được gia cố bởi hàng nghìn bậc đá xếp, len lỏi theo lối mòn vượt qua bạt ngàn cây cỏ, dưới tán rừng trúc, rừng thông để đến với những ngôi chùa, địa điểm khác nhau trong quần thể chùa Yên Tử như chùa Giải Oan, vườn tháp Huệ Quan, chùa Yên Hoa… và cuối cùng ngôi chùa ở vị trí cao nhất là chùa Đồng với độ cao 1068m so với mực nước biển.
Chùa Hương là một quần thể văn hóa tôn giáo bao gồm nhiều chùa, đền, đình thờ Phật và các vị thần trong tín ngưỡng của người dân Việt Nam nằm ở xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội (ven bờ phải sông Đáy).
Mỗi dịp tết đến xuân về, người dân cả nước lại có dịp hành hương về với đất cửa phật, về với chùa Hương, vừa để lễ phật đầu năm, thanh tịnh tâm hồn, vừa để thả mình trong vẻ đẹp của núi non sông nước. Lễ hội chùa Hương được xem là lễ hội dài nhất năm với thời gian kéo dài đến 3 tháng, từ mùng 6 tháng giêng cho đến hết tháng 3.
Cùng với nét đẹp tâm linh, chùa Hương còn thu hút khách đến thăm bằng chính cảnh vật xung quanh mình. Con suối Yến quanh năm nước chảy đôi bờ cùng dòng nước trong vắt, cùng với hoa cỏ cây cối tươi tốt 4 mùa đã khiến nơi đây trở thành điểm vãn cảnh yêu thích của nhiều người mỗi dịp về với chùa Hương. Giá vé thuyền cũng vô cùng ”hạt dẻ”, chỉ 50.000 VND/người cho chuyến đò Hương Tích. Hàng năm, có khoảng 1,5 triệu du khách đổ về chùa Hương để tham gia lễ hội. Giá vé hiện hành cho việc tham quan toàn bộ khu di tích là 78.000 VND/người (chưa tính 2000 VND/người phí bảo hiểm).
Chùa Keo (tên chữ: Thần Quang Tự) là một ngôi chùa ở xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chùa cổ ở Việt Nam được bảo tồn hầu như còn nguyên vẹn kiến trúc 400 năm tuổi.
Hằng năm vào ngày mùng 4 tháng giêng Âm lịch, nhân dân làng Keo lại mở hội xuân ngay ở ngôi chùa mang tên làng. Trong ngày hội người ta tổ chức lễ rước kiệu, hương án, long đình, thuyền rồng và tiểu đỉnh.
Trong chùa thì có cuộc thi diễn xướng về đề tài lục cúng: hương, đăng, hoa, trà, quả, thực, thật sinh động. Vào những ngày diễn ra hội xuân không chỉ có người dân ở làng Keo mà còn có rất nhiều du khách ở các địa phương khác đến chùa Keo để dâng hương, lễ Phật cầu bình an trong năm mới và tham gia lễ hội.
Ngoài thắng cảnh vịnh Hạ Long vang danh thế giới, Quảng Ninh còn nổi tiếng trong mắt du khách là một vùng đất với những ngôi chùa linh thiêng và bề thế. Trong số đó không thể không kể đến ngôi chùa Ba Vàng – cõi Phật nơi hạ giới. Với chuyến du lịch chùa Ba Vàng bạn sẽ có cơ hội khám phá vùng đất Phật đầy huyền bí, nơi đất trời thiên nhiên và con người giao hòa làm một.
Chùa Ba Vàng tọa lạc ở núi Ba Vàng, thuộc phường Quang Trung, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Nằm ở độ cao 340m, với địa thế đẹp hai bên là Thanh Long, Bạch Hổ chầu phục, phía trước là sông, phía sau là núi hai bên là rừng thông, chùa Ba Vàng đã trở thành một mỹ cảnh làm say lòng biết bao du khách.
Thời điểm lý tưởng nhất để du lịch chùa Ba Vàng là mùng 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm, là ngày diễn ra khai hội vô cùng đông vui và nhiều hoạt động hấp dẫn. Thời điểm lý tưởng khác để bạn khám phá chùa Ba Vàng Quảng Ninh là vào ngày 9 tháng 9 âm lịch, là thời điểm diễn ra Lễ hội hoa cúc hay còn được gọi là tết Trùng Dương của người Việt xưa kia. Ngoài ra nếu bạn muốn vãn cảnh và thích không gian yên bình thì bạn có thể ghé chùa Ba Vàng vào những ngày thường trong năm. Không quá xô bồ tấp nập, bạn có thể tự do khám phá quang cảnh quanh chùa mà không phải chen lấn xô đẩy như những ngày lễ tết.
Tây Thiên là danh thắng thờ Ðạo Mẫu linh thiêng. Ðây cũng là nơi phát tích đầu tiên của Phật giáo Việt Nam. Cứ độ Xuân về du khách thập phương lại tụ hội về đây như để: Ðến với Phật - Về với Mẫu. Ngoài hòa mình vào cảnh đẹp thiên phú, đến với Tây Thiên, du khách còn được chiêm bái, thỉnh cầu cho một năm mới bình an, may mắn.
Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên nằm tại xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc, cách Hà Nội khoảng 85km về phía Tây. Được xây dựng ở bên cạnh khu di tích danh thắng Tây Thiên cổ tự nổi tiếng, nơi đây không chỉ được biết đến là nơi đất Phật linh thiêng mà còn là địa danh thu hút nhiều du khách hành hương lễ Phật, thưởng ngoạn phong cảnh hữu tình.
Đứng dưới chân núi nhìn lên, Thiền viện thấp thoáng trong mây. Đường đi lên khúc khuỷu, quanh co, bốn bề mây bay, gió thổi. Cảnh vật thanh tịnh đến lạ lùng. Trong dịp Tết Nguyên Đán hàng năm mỗi ngày Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên đón hàng nghìn khách hành hương tới vãn cảnh.
Chùa Thiên Mụ là một ngôi chùa cổ nằm trên đồi Hà Khê, tả ngạn sông Hương, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía Tây.
Chùa còn có tên gọi khác là Linh Mụ nằm trên đồi Hà Khê, bên dòng sông Hương thơ mộng, trữ tình thuộc địa phận phường Kim Long, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Chùa chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Nguyễn Hoàng – vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong và đây cũng là một trong những ngôi chùa cổ nhất đất cố đô.
Chùa Thiên Mụ không chỉ đơn thuần là một nơi thiêng liêng mà còn là một nơi tuyệt vời để tham quan, một trong những nơi đẹp nhất xứ Huế. Đứng trong chùa du khách sẽ dễ dàng thấy được ve đẹp và sự lãng mạn của sông Hương, mà từ lâu đã là biểu tượng của Huế. Có lẽ vì vậy mà chùa Thiên Mụ là sự lựa chọn của rất nhiều khách du lịch trong ngày Tết.
Nếu đến Đà Nẵng du lịch vào dịp Tết Nguyên Đán bạn không thể không ghé thăm chùa Linh Ứng. Chùa Linh Ứng là một trong những ngôi chùa nổi tiếng của thành phố Đà Nẵng nằm trên bán đảo Sơn Trà.
Nằm ở độ cao khoảng gần 700m so với mực nước biển, có hướng nhìn ra biển Đông một bên là đảo Cù Lao Chàm, phía bên kia là ngọn Hải Vân, phía còn lại là dòng sông Hàn yên ả đang đổ về cửa biển, lại nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên bán đảo Sơn Trà nên chùa Linh Ứng có khung cảnh thiên nhiên nên thơ và tuyệt đẹp.
Hàng năm ngay vào ngày mùng 1 Tết đã có rất nhiều người tới đây để được tham quan, dâng hương, lễ Phật, chạm tay vào các bức tượng Phật cầu mong được sự che chở, may mắn trong năm mới.
Hội An là một địa điểm du lịch được rất nhiều du khách yêu thích và lựa chọn cho kỳ nghỉ của mình. Đặc biệt cứ mỗi độ xuân về, lượng khách đến Hội An lại càng nhiều hơn.
Đến Hội An vào dịp Tết bạn sẽ thấy khắp trong không gian phố cổ, đâu đâu cũng thoang thoảng mùi hương trầm. Cũng giống như những nơi khác sau lễ giao thừa nhiều người dân Hội An cũng đi lễ chùa cầu chúc cho một năm mới bình an, may mắn.
Chùa Cầu là một địa điểm được rất nhiều người dân Hội An và du khách lựa chọn là địa điểm để dâng hương mong mọi điều đều tốt đẹp trong năm mới.
Chùa Từ Vân còn goi là Chùa Ốc hay Chùa San Hô. Chùa tọa lạc trên đường 3/4 phường Cam Linh, Cam Ranh, Khánh Hòa. Chùa được xây dựng năm 1968 với những nét kiến trúc độc đáo do tự tay các nhà sư tại đây xây dựng.
Điểm nổi bật trong chùa là Tháp Bảo Tích và 18 Tầng Địa Ngục với kiến trúc mang đầy hương vị của biển cả. Tháp Bảo Tích được xây dựng từ những viên san hô xếp chồng lên nhau, kết hợp với vỏ ốc, vỏ sò tạo nên một không gian mang đậm phong vị biển cả. 18 Tầng Địa Ngục được xây dựng từ đá san hô, bên ngoài bao bọc là hình rồng, dài khoảng 500m. Một sự bình lặng và yên ả khi bước vào chùa sẽ là những gì bạn cảm nhận được.
Đến chùa Từ Vân dâng hương lễ Phật và ước nguyện những điều tốt đẹp trong năm mới là một việc làm không thể thiếu của người dân Khánh Hòa và những du khách đến Khánh Hòa trong dịp Tết Nguyên Đán.
Thiền viện Trúc Lâm Đà Lạt nằm trên đỉnh núi Phụng Hoàng, có hướng nhìn thẳng ra khu hồ Tuyền Lâm yên bình và thơ mộng. Đây là công trình phật giáo lớn nhất cả nước và là cũng là 1 trong 3 thiền viện lớn nhất Việt Nam thuộc phái Thiên Yên Tử.
Nơi đây được bình chọn nằm trong top 10 điểm du lịch không thể bỏ qua khi đến Đà Lạt. Thiền viện này không chỉ hấp dẫn với du khách trong nước mà cả khách nước ngoài, bởi khung cảnh non nước hữu tình với không gian bình yên và thanh tịnh!
Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt cách trung tâm thành phố Đà Lạt 5km, nằm trên núi Phụng Hoàng, phía trên Hồ Tuyền Lâm. Du khách đến Đà Lạt vào dịp Tết sẽ không thể không đến tham quan, vãng cảnh, dâng hương, lễ Phật cầu chúc cho năm mới an lành tại Thiền Viện Trúc Lâm Đà Lạt.
Chùa Bà Thiên Hậu còn được gọi là chùa Bà Chợ Lớn, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của người Hoa đã xây dựng trên đất Đề Ngạn xưa. Chùa hiện tọa lạc tại số 710 đường Nguyễn Trãi, quận 5, thành phố Hồ Chí Minh. Tên chính xác của chùa Bà Thiên Hậu là Thiên Hậu Miếu có nghĩa là miếu thờ bà Thiên Hậu. Tuy nhiên theo cách gọi của dân gian của người dân miền Nam, cứ nơi nào linh thiêng thì sẽ được gọi là chùa. Vì thế người ta thường gọi là chùa Bà Thiên Hậu dù cách gọi này cũng không được đúng cho lắm.
Chùa Bà Thiên Hậu là một trong những ngôi miếu có lịch sử lâu đời nhất của người Hoa ở thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh giá trị về nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hiện vật cổ nơi đây còn có một giá trị khác không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng mà còn là nơi qui tụ và tương trợ lẫn nhau của bà con người Việt gốc Hoa.
Dù xung quanh có nhiều ngôi miếu, chùa khác nhưng chùa Bà Thiên Hậu luôn thu hút đông đảo người dân và du khách từ khắp nơi về lễ bái trong những ngày đầu năm. Đây cũng là địa điểm yêu thích của giới chụp ảnh để thực hiện những bộ ảnh Tết với chiếc áo dài truyền thống.
Chùa Bà Đen nằm ở lưng chừng núi Bà Đen- một ngọn núi nằm trong quần thể di tích văn hóa lịch sử núi Bà Đen, được biết đến bởi phong cảnh hữu tình và có nhiều huyền thoại.
Đây là một trong những ngôi chùa nổi tiếng nhất tại Tây Ninh, là một địa điểm du lịch tâm linh nhất định phải tới khi đến với vùng đất này.
Người dân xung quang và du khách thập phương chủ yếu thường đến chùa Bà Đen vào dịp Tết Nguyên Đán và ngày lễ Bà vào mùng 5, mùng 6 tháng 5 âm lịch.
Đền nằm trong khu vực Thác Bờ giữa dòng sông Đà thuộc xã Vầy Nưa, huyện Đà Bắc, Hòa Bình. Đền thờ Chúa Thác Bờ hay còn gọi là đền Cô Bé Thác Bờ bao gồm có đền Trình (đền Chúa) và đền Chầu (đền ông Chẩu).
Đền Thác Bờ tuy không hoành tráng, đồ sộ như nhiều nơi khác nhưng nổi tiếng linh thiêng.
Lễ hội Đền Bờ diễn ra từ ngày 7 tháng Giêng và kéo dài tới hết tháng 3 âm lịch. Tuy nhiên ngay từ tháng Chạp, nơi đây đã tấp nập dòng người đổ về lễ tạ.
Chùa Vĩnh Tràng tọa lạc trên đường Nguyễn Trung Trực, thành phố Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng ở Nam Bộ, được xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia và là một điểm hành hương và du lịch nổi tiếng.
Chùa được xây dựng và tái tạo trong nhiều năm với kiến trúc khá tinh vi, đa dạng theo lối kiến trúc tổng hợp Á – Âu (Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm). Tuy nhiên chùa vẫn mang đậm nét lối kiến trúc điêu khắc truyền thống Việt Nam.
Tới đây du khách sẽ cảm nhận được không khí trang nghiêm khi ngắm nhìn những bức tượng cổ được chạm trổ công phu. Du khách thập phương thường tới đây tham quan, vãn cảnh, dâng hương lễ Phật trong dịp năm mới để tìm lại sự thanh thản cho tâm hồn và cầu mong phước lành.
Khu du tích Côn Sơn – Kiếp Bạc thuộc địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, là một trong 62 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng của Việt Nam. Khu di tích bao gồm: chùa Côn Sơn, đền Kiếp Bạc, đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Hãn và đền thờ Trần Nguyên Đán.
Côn Sơn – Kiếp Bạc là quần thể kiến trúc cổ kính với quy mô rất bề thế và nổi tiếng, lại có cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Phong cảnh thiên nhiên nên thơ, hữu tình với núi, rừng, suối, hồ, đan xen hòa hợp làm cho Côn Sơn – Kiếp Bạc trở thành một khu du lịch được rất nhiều du khách ghé thăm, đặc biệt là vào mỗi dịp Tết đến.
Lễ hội mùa xuân Côn Sơn Kiếp Bạc được tổ chức từ 16 - 23 tháng Giêng âm lịch. Lễ hộ diễn ra với các nghi thức tế lễ và diễn xướng dân gian vô cùng độc đáo như: lễ tế trời đất trên Ngũ Nhạc linh từ, lễ Mông sơn thí thực, lễ rước nước, đua thuyền trên Lục Ðầu Giang, hội thi cờ người, làm bánh chưng, giã bánh dày, pháo đất, thi chọi gà, đấu vật…
Đền Mẫu Đồng Đăng hay Đồng Đăng linh tự là một ngôi đền cổ kính uy nghi nằm trên một ngọn núi, gần chợ Đồng Đăng. Đây là một trong những nơi thờ tự nổi tiếng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt Nam.
Hàng năm cứ vào ngày mùng 10 tháng giêng âm lịch, tại đền Mẫu Đồng Đăng lại diễn ra lễ hội đón xuân của người dân xứ Lạng. Trong lễ hội có các trò chơi như thi đấu thể dục thể thao, múa sư tử, võ dân tộc.
Đến với đền Mẫu Đồng Đăng du khách sẽ được đắm mình trong văn hóa tâm linh, thắp hương cầu mong sức khoẻ, cầu tài, cầu một năm mới bình an, đủ đầy.
Đền Trần là một quần thể đền thờ tại đường Trần Thừa, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định là nơi thờ các vua Trần cùng các quan lại có công phù tá nhà Trần.
Lễ khai ấn đền Trần được tổ chức vào đêm 14 rạng sáng ngày 15 tháng giêng âm lịch hàng năm. Tối ngày 14 bắt đầu nghi thức rước hòm ấn từ nội cung đền Cố Trạch đến đền Thiên Trường, rồi làm lễ khai ấn vào đúng giờ Tý.
Hàng năm cứ vào dịp Tết Nguyên Đán lại có rất nhiều khách thập phương đến đền để tế lễ và xin lá ấn với mong muốn một năm mới thành đạt, thăng tiến và phát tài.
Chùa Hoằng Phúc còn có tên là chùa Kính Thiên, chùa Quan là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung (hơn 700 năm) ở thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.
Theo ghi chép, năm 1301, Phật hoàng Trần Nhân Tông đã ghé thăm và cầu phúc đức cho người dân ở chùa lúc đó Hoằng Phúc có tên là Am Tri Kiến. Năm 1716 chúa Nguyễn Phúc Chu đặt tên chùa là Kính Thiên Tự. Năm 1821 vua Minh Mạng trong chuyến ngự giá Bắc tuần, ghé thăm chùa và cho đổi tên là Hoằng Phúc Tự, tục danh chùa Trạm hay chùa Quan.
Không ai rõ chùa được xây dựng từ thời nào chỉ biết vào thời điểm năm 1301 ngôi chùa đã có ở đó. Trong những ngày đầu năm thì chùa Hoằng Phúc sẽ là một điểm đến lý tưởng cho du khách đến để cầu an, cầu phúc cho những người thân trong gia đình, bạn bè của mình.
Chùa Bảo Lâm (Phú Yên) hay còn có tên gọi khác là chùa Bửu Lâm, là một trong những thắng cảnh du lịch nổi tiếng ở Phú Yên. Tọa lạc tại thôn Liên Trì, xã Bình Kiến, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, chùa Bảo Lâm thu hút rất nhiều phật tử và du khách mỗi năm đặc biệt là trong mỗi độ Tết đến xuân về bởi sự linh thiêng vẻ đẹp trầm lặng, an nhiên.
Tài liệu của chùa cho biết đây là ngôi chùa cổ do Thiền sư Đạo Trung khai sơn vào đầu thế kỷ XIX. Năm 1974 Thượng tọa Thích Nguyên Từ đã xây dựng ngôi chùa nghiêm tĩnh.Trước ngôi chánh điện, chùa đặt thờ tượng Bồ tát Quan Thế Âm lộ thiên đứng trên đài sen. Chính giữa Phật điện tôn trí tượng đức Phật Thích Ca tọa thiền.
Đặc biệt, sau ngôi chánh điện trên triền núi, chùa có tôn trí pho tượng đức Phật Thích Ca tọa thiền trên đài sen cao 18m, an vị năm 1998. Có cảnh trí thiên nhiên đẹp với kiến trúc hài hòa, không gian thanh tịnh, Bảo Lâm là ngôi chùa nổi tiếng của du lịch Phú Yên thường xuyên đón tiếp rất đông Phật tử và du khách gần xa đến chiêm bái.
Ông Hoàng Mười là một vị thánh quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ, Tứ Phủ của người Việt. Đền Ông Hoàng Mười ở xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An được coi là ngôi đền linh thiêng bậc nhất cả nước.
Trong những những ngày đầu năm mới mỗi ngày đền Ông Hoàng Mười lại đón hàng nghìn lượt khách ghé thăm. Mọi người dâng hương, cờ quạt, tiền vàng, bút sách... để cầu tài cầu lộc, cầu mong bình yên, cầu mong cho con em được đỗ đạt khoa cử, thành tài để làm rạng danh tổ tông.
Nhiều người đều cho rằng: Đền ông Hoàng Mười là ngôi đền linh thiêng và việc đến đền Ông Hoàng Mười để lễ bái là việc quan trọng mỗi dịp đi lễ đầu năm.
Chùa Vĩnh Nghiêm là một ngôi chùa hiện tọa lạc tại số 339 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, thuộc phường 7, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
Từ miền Bắc hai Hòa thượng là Thích Tâm Giác và Thích Thanh Kiểm vào miền Nam truyền bá đạo Phật và sau đó đã cho xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm. Họ lấy nguyên mẫu thiết kế từ một ngôi chùa gỗ cùng tên ở tỉnh Bắc Giang có từ đời vua Lý Thái Tổ, vốn là trung tâm truyền bá Phật giáo của Thiền phái Trúc Lâm để xây dựng chùa Vĩnh Nghiêm này.
Hàng năm cứ vào mỗi dịp Tết Nguyên Đán là chùa Vĩnh Nghiêm lại đón hàng nghìn lượt du khách địa phương và khắp mọi nơi đổ về để đi lễ chùa, hái lộc, cầu phúc, cầu may, cầu bình an cho mình và gia đình trong năm mới.
Người kinh doanh hầu như ai cũng biết đến đền Ông Hoàng Bảy (Đền Bảo Hà) ở Bảo Hà, Lào Cai. Đền Bảo Hà dưới chân đồi Cấm, có quang cảnh thiên nhiên “trên bến dưới thuyền” khá đẹp. Phía tả ngạn là dòng sông Hồng cuồn cuộn chảy. Bên hữu ngạn là một hồ rộng, tạo cho đền cảnh đẹp trữ tình, thơ mộng.
Ngôi đền Bảo Hà được xây dựng vào cuối đời Lê (niên hiệu Cảnh Hưng) thờ danh tướng Hoàng Bảy họ Nguyễn, có công bảo vệ và xây dựng Tổ quốc ở cửa khẩu Lào Cai.
Hội đền Bảo Hà được tổ chức vào 7/7 âm lịch hàng năm (ngày giỗ tướng Hoàng Bảy) thu hút đông đảo du khách trong và ngoài vùng đến dự. Ngoài những ngày lễ hội vào các dịp đặc biệt như lễ tết đầu năm, khách thập phương trong cả nước vẫn thường xuyên tụ họp về đây để thắp hương tưởng niệm, cầu an, cầu lộc đầy nhà.
Chùa Tam Chúc được công nhận là một trong những ngôi chùa lớn nhất thế giới ở Việt Nam. Nơi đây được ví như một Vịnh Hạ Long trên cạn. Chùa Tam Chúc – ngôi chùa lớn nhất nhất thế giới ngày nay được xây dựng trên nền ngôi chùa Tam Chúc cổ tự với niên đại hơn 1000 năm. Đây là ngôi chùa vô cùng đặc biệt, với cảnh quan mặt hướng hồ lưng tựa núi. Dù được rất nhiều thợ thủ công lành nghề của cả Phật giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo thi công nhưng vẫn mang đậm dấu ấn của phong cách chùa cổ Việt Nam.
Dù mới được hoàn thiện và mở đón du khách thập phương những năm gần đây, nhưng chùa Tam Chúc đã thu hút một lượng khách vô cùng lớn bởi cảnh quan ấn tượng, không gian rộng rãi, thoáng mát cùng những câu chuyện về “Tiền Lục nhạc – hậu Thất Tinh”.
Thời điểm được nhiều du khách lựa chọn ghé thăm chùa Tam Chúc nhất vào khoảng tháng 8 – tháng 10 và tháng 1 – tháng 3 hàng năm. Bởi lẽ tháng 8 – tháng 10 là khoảng thời gian thiên nhiên Tam Chúc đẹp nhất. Còn đợt tháng 1 – tháng 3 là mùa lễ hội với vô số các hoạt động thú vị để bạn tham gia. Ngoài ra, mỗi ngày chùa sẽ mở cửa đón khách đến 21h. Vì vậy, nếu có cơ hội bạn hãy đến đây vào buổi tối và chiêm ngưỡng khung cảnh huyền, tịnh tâm của chùa Tam Chúc.